Công thức tính toán chọn tháp giải nhiệt nước đơn giản mà ít ai biết
Công thức tính toán chọn tháp giải nhiệt nước là vấn đề Bạn đang quan tâm đến? Ngày nay trong nền kinh tế công nghiệp nhiều nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng, mọc lên khắp các tỉnh trong cả nước. Tháp giải nhiệt nước không còn là thiết bị xa lạ với nhiều người. Nhưng làm thế nào để có được cách tính toán chọn được một tháp giải nhiệt nước - Cooling tower chính xác, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho nhà máy mà không phải ai cũng biết. Vậy đây chính là bài viết mà bạn đang cần tìm.
Hình ảnh: Tháp giải nhiệt nước Longzi 150RT
Trước tiên bạn hãy tìm hiểu một số định nghĩa về tháp giải nhiệt nước ở các link dưới đây nhé:
1. Tháp giải nhiệt nước là gì?
2. Cấu tạo tháp giải nhiệt nước.
3. Sơ đồ Nguyên lý tháp giải nhiệt nước.
Tháp giải nhiệt nước hay còn gọi tháp giải nhiệt nước công nghiệp, hoặc tháp làm mát nước, cooling tower với nhiều tên gọi khác nhau theo từng cách gọi của mỗi người. Tháp giải nhiệt nước được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hiện nay như:
+ Ngành cáp điện.
+ Ngành dược phẩm.
+ Ngành luyện kim : Thép, nhôm …
+ Ngành thủy hải sản : Chế biến thủy sản…
+ Ngành nhựa : Máy ép nhựa, bao bì nhựa…
+ Ngành điện lạnh : Điều hòa, đông lạnh, nước đá...
+ Và các ngành khác: chế biến rượu, bia, máy nén khí, máy phát điện, xử lý nước…
Cách tính chọn tháp giải nhiệt nước
Trước tiên cần xác định các thông số sau:
Nhiệt độ nước trước khi vào hệ thống tháp giải nhiệt
Nhiệt độ nước sau khi ra hệ thống tháp giải nhiệt
Lưu lượng nước vào, ra hệ thống tháp giải nhiệt
Công thức nhiệt học
Q = C*M*(T2-T1)
Trong đó:
+ C: Nhiệt dung riêng của nước 4200 (J/kg*K)
+ M: Khối lượng của nước (tính thông qua lưu lượng)
+ T2-T1: Nhiệt độ sau trừ đi nhiệt độ lúc đầu
- Ta sẽ có công suất tỏa nhiệt của hệ thống.
- Cùng với yếu tố nhiệt độ môi trường, mặt bằng và tính quan trọng của hệ thống ta sẽ quyết định được công suất làm mát của tháp giải nhiệt, cũng như số lượng tháp giải nhiệt
=> Ta chọn được mã tháp giải nhiệt cần thiết cho hệ thống (chú ý chuyển đổi đơn vị trong quá trình tính toán)
Ngoài ra chúng tôi có một cách đơn giản hơn cho bạn. Để lựa chọn các loại tháp giải nhiệt phù hợp với công suất sử dụng trước tiên chúng ta cần phải xác định lưu lượng nước tuần hoàn và nhiệt độ nước đầu vào và nhiệt độ nước đầu ra. Sau đó ta áp theo bảng dưới đây để tra ra mã model tháp giải nhiệt cần dùng:
Ví dụ: Trong điều kiện thiết kế dưới đây yêu cầu chọn ra loại tháp giải nhiệt thích hợp nhất để sử dụng hiệu quả nhất:
Lượng nước tuần hoàn 970l/phút
Nhiệt độ nước vào 37 độ, nhiệt độ nước ra yêu cầu là 32 độ C.
Đo độ ẩm hay còn gọi là bầu ướt đo dược là 29 độ
Để tính được tháp giải nhiệt phù hợp ta làm như sau:
Dựa vào bảng tính chọn tháp giải nhiệt nước bên trên:
- Trước hết ta tìm được độ ẩm của nhiệt độ môi trường hay bầu ướt là 29 độ ở cột W.B trên cùng được chúng tôi tô màu vàng.
- Biết nhiệt độ nước vào 37 độ, nhiệt độ nước ra là 32 độ vậy Chênh lệch nhiệt độ yêu cầu ban đầu : 37 - 32 = 5 độ C.
- Nhìn xuống bên dướ ở cột 37 - 32 dóng xuống ta tìm được 970 đây chính là lưu lượng nước mà bạn đang cần giải nhiệt. Từ cột này ta đối chiếu với cột quy cách phía trái ta có mã tháp giải nhiệt nước cần tìm tương ứng là 100, đó là loại tháp mà ta tìm được chính là LTC-100RT.
Chú ý: Ta nên sử dụng loại tháp giải nhiệt nước có công suất lớn hơn công suất thực tế ta cần để sau nếu có tăng công suất sản xuất hoặc ta có thể cho một ít lượng nước đã được giải nhiệt chảy ngược lại bể chứa nước nóng thì việc giải nhiệt sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và có thể giải nhiệt được nước ở các nhiệt độ cao hơn.
- Ngoài ra chúng tôi có một bảng tính chọn tháp giải nhiệt nước khác được thiết kế bằng exel chỉ cần điền thông số nhiệt độ đầu vào, đầu ra và lưu lượng nước ta có thể chọn được tháp giải nhiệt nước ở bảng kết quả.
Nếu bạn nào cần thì có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoại, zalo hay email của công ty ở bên dưới chúng tôi sẽ gửi bảng tính bằng exel giúp các bạn chọn tháp dễ dàng và nhanh chóng.
Một số chú ý khi lắp đặt tháp để tháp giải nhiệt chạy được công suất tối ưu
1. Chú ý trong quá trình lắp đặt.
a. Vị trí lắp đặt phải có luồng không khí ổn định.
b. Khu vực lắp đặt phải được giữ cách xa những địa điểm chứa đầy bụi bẩn hoặc khí axit.
c. Khu vực lắp đặt phải được giữ cách xa ống khói hoặc các khu vực của nguồn nhiệt khác.
d. Cung cấp đủ không gian tại vị trí lắp đặt cho đường ống tới thiết bị chính.
e. Hãy chắc chắn giữ cho tháp được thẳng đứng khi nâng hoặc gắn với nền. Khi ở trên nền, các bu lông neo và chân của tháp được gắn chặt chặt.
f. Tháp này được thiết kế để cho phép hút không khí thông qua các cửa hút gió. Do đó, không gian giữa không khí vào và các vật thể xung quanh phải được duy trì để tránh luồng không khí không đủ gây ra bởi sức cản không khí quá mức.
2. Lựa chọn bơm cho tháp
Để lựa chon tính toán chọn bơm cho tháp giải nhiệt ta Cần xác định các thông số sau:
- Lưu lương của bơm
- Áp suất của bơm
- Quan hệ giữa lưu lượng và áp suất trên cùng một bơm là một hàm nghịch biến (áp suất cao thì lưu lượng thấp và ngược lại)
- Lưu lượng của bơm được xác định qua tháp giải nhiệt nước
- Áp Suất của bơm được xác định qua vị trí giữa bơm và tháp, vị trí của bơm đến các máy móc. Kích thước của đường ống và đường đi của đường ống.
Có đủ các thông số trên ta sẽ chọn đc mã bơm cần thiết.
3. Thể tích của bể trung gian dùng cho tháp giải nhiệt nước.
- Bể trung gian của hệ thống luôn phải lơn hơn một thể tích Vmin (Vtg ≥Vmin) . Để đảm bảo tính liên tục của hệ thống bơm cũng như khả năng tuần hoàn của hệ thống.
- Thể tích của bể Vmin được xác định qua 2 yếu tố, thể tích đường ống và công suất làm lạnh của hệ thống:
- Vmin = 6.5 * Q + Vdo ( lít)
Trong đó:
Q: Công suất làm mát của hệ thống tính theo Kw
Vdo: Thể tích của đường ống
* Mọi chi tiết cần tư vấn hay đặt hàng hãy liên hệ với chúng tôi: Hotline/zalo: 0977082 218 Email: longzi.vn@gmail.com